Sửa Máy Giặt Tại Nhà

Lắp Đặt Máy Giặt

Quý khách có nhu cầu di chuyểnlắp đặt máy giặt vui lòng liên hệ với chúng tôi :

Hotline : 083 8866 333

Hướng dẫn lắp đặt máy giặt tại nhà

Ngày nay, máy giặt đã trở thành vật dụng tiện ích không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Bạn vừa mua một chiếc máy giặt mới cho gia đình mình, bạn muốn di chuyển máy giăt đến một vị trí khác trong ngôi nhà. Bạn băn khoăn không biết nên lắp đặt máy giặt như thế nào là đúng cách. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu quy trình hướng dẫn cách lắp đặt máy giặt ngay tại nhà nhé.

Lắp máy giặt

Lắp đặt máy giặt tại nhà rất dễ nếu bạn biết quy trình lắp đúng cách

Trước tiên, để lắp đặt máy giặt đúng cách bạn cần hiểu rõ được cấu tạo các bộ phận trên máy giặt thông thường để có những hình dung về quy trình lắp đặt máy giặt. Vậy một chiếc máy giặt sẽ được cấu tạo bởi những bộ phận nào?

Cấu tạo của máy giặt cửa trên:

Thành phần cấu tạo của một chiếc máy giặt cửa trên (lồng đứng)

Cấu tạo của máy giặt cửa ngang:

Thành phần cấu tạo của một chiếc máy giặt cửa trước (lồng ngang)

Những lưu ý trước khi bắt đầu lắp đặt máy giặt để tránh phải sửa máy giặt tại nhà.

Công việc đầu tiên trước khi lắp đặt máy giặt tại nhà bạn cần lựa chọn được vị trí lắp đặt máy giặt phù hợp trong ngôi nhà. Việc lựa chọn vị trí đặt máy giặt phải đảm bảo là nơi có ổ cắm cung cấp nguồn điện và cung cấp nguồn nước dễ dàng. Bên cạnh đo, việc chọn vị trí đặt máy giặt phải đảm báo khô thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với nước xả, ánh sáng mặt trời,..( Xem thêm: Những vị trí lắp đặt máy giặt an toàn và phù hợp nhất).

Để đảm bảo an toàn cho máy giặt cũng như gia đình bạn điều quan trọng bạn nên sử dụng máy giặt cắm trực tiếp vào ổ cắm ở tưởng, không nên cắm máy giặt vào một ổ cắm điện trung gian. Cần kểm tra công suất máy giặt và đường điện trong nhà có thể chịu được tải lớn nhất của máy, đồng thời chịu tải mọi thiết bị khác đang sử dụng.

Bạn đừng bao giờ đặt máy giặt của mình trên mặt đất không bằng phẳng hoặc ở một vị trí không ổn định. Nên đặt máy giặt cách tường ít nhất 5-10cm là tốt nhất.

Ngoài ra, hãy kiểm tra là bạn có đủ không gian để mở cánh cửa máy giặt hay không! Bạn hãy biến quá trình giặt quần áo trở nên tiện lợi nhất có thể, vì vậy bạn nên đo trước không gian cần thiết để mở cửa máy giặt dễ dàng.

Quy trình lắp đặt máy giặt

Bước 1: Mở hộp máy và kiểm tra các thiết bị đi kèm (đối với các máy giặt mới mua)

Công việc này khá quan trọng, bởi đối với mỗi chiếc máy giặt, nhà sản xuất đều cung cấp (hầu như chỉ có 1) bộ phụ kiện đi kèm. Các bạn hãy dành khoảng 5 – 10 phút đọc bảng hướng dẫn sử dụng máy giặt (có kèm theo hình ảnh các phụ kiện) để nắm rõ từng loại và công dụng của chúng ra sao.

Bước 2: Kiểm tra đường cấp nước, xả nước

Bạn phải hiểu rằng máy giặt chỉ hoạt động được khi đường nước cấp vào đủ mạnh, cung cấp đủ nước cho máy trong một khoảng thời gian cho phép (tùy từng hãng sản xuất mà lưu lượng nước cấp khác nhau) và đường thoát nước thải phải thông. Sau khi kiểm tra kỹ các phần trên bạn tiếp tục lắp lưới chống chuột dưới gầm máy.

Bước 3:  Đưa máy giặt vào vị trí cần đặt

Bạn cần đảm bảo máy giặt phải được lắp đặt chắc chắn, cân bằng để máy giặt có thể sử dụng bền lâu. Bởi trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi máy hoạt động ở chế độ Spin (vắt) máy sẽ rất rung, nếu máy lắp không được cân, rung động trong quá trình làm việc sẽ làm hỏng máy nhanh chóng.

Lắp đế máy phải cân theo mức li vô trên máy. Dưới gầm máy có 2 ốc vít chỉnh, bạn cố gắng chỉnh cho thật cân nhé.

Bước 3: Lắp ống cấp nước và xả nước cho máy giặt

Khi lắp ống cấp nước và xả nước cho máy giặt cút phải được vặn thật chặt, chống hiện tượng rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. Ống nước thải phải đảm bảo không bị gập, thông để máy thải nước dễ dàng khi chạy.

Bước 4: Lắp nguồn điện cho máy giặt

Lắp ổ cắm điện, ổ cắm điện phải để xa máy, ổ cắm được bắt chặt vào tường hoặc các bờ gờ khác. Tránh hiện tượng rò rỉ điện, gây giật, điều này rất quan trọng nếu máy giặt được lắp trong nhà tắm, nơi hiện tượng rò rỉ điện rất khó kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của gia đình bạn. Bước này bạn cần chú ý kiểm tra kỹ nơi nguồn điện tránh tình trạng nước bắn vào nguộn điện.

Bước 5: Kiểm tra hoạt động của máy giặt sau khi lắp

Sau quá trình lắp đặt, kiểm tra hoạt động của máy là bước quan trọng cuối cùng. Nếu máy hoạt động tốt là coi như quá trình lắp đặt của bạn đã thành công, trường hợp máy không hoạt động có thể do các nguyên nhân như: nguồn điện chưa được cấp điện (bạn có thể kiểm tra lại nguồn điện và ổ cắm điện), nguồn nước cấp không đảm bảo trường hợp này bạn phải kiểm tra lại nguồn cấp, nếu không đảm bảo phải lắp thêm máy bơm tăng áp.

Vậy là bạn đã lắp đặt xong một chiếc máy giặt rồi đó. Bài hướng dẫn lắp đặt máy giặt đúng cách trên đây hi vọng sẽ giúp tự lắp đặt máy giặt ngay tại nhà một cách dễ dàng và đúng cách. Chúc bạn thành công!

Lắp đặt máy giặt đúng kỹ thuật

Việc lắp đặt máy thường do thợ có chuyên môn thực hiện, nhưng những điều lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng sử dụng máy của gia đình mình, hoặc cũng có thể là những gợi ý để bạn thiết kế một chỗ đặt máy hợp lý khi xây nhà mới:
 
Không nên lắp đặt máy trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, nơi bị hắt mưa hay có ánh nắng mặt trời soi trực tiếp. Vị trí đặt máy không thích hợp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy, gây ra những trục trặc, máy hoạt động sai lệch hay thậm chí bạn có thể bị điện giật. Bạn cũng không nên để máy trong bếp vì các chất dầu mỡ, mặn bám vào vỏ máy sẽ làm gỉ vỏ máy.
Nơi lắp đặt máy phải bằng phẳng, vững chắc. Phải đảm bảo máy được đặt cân bằng, nếu không, khi máy chạy có thể gây ra tiếng ồn, độ rung bất thường và những vấn đề khác. Chỉnh cho máy được cân bằng, bằng cách vặn các chân linh động của máy hoặc các chân đế, không dùng bìa giấy, gỗ… để cố chỉnh những vị trí không thăng bằng trên sàn. Chú ý không để máy chạm vào tường hay các đồ vật khác.
Sử dụng chân đế máy giặt tại những nơi thấp và không bằng phẳng
 
Đường dây cấp điện, đường cấp nước, thải nước nên để càng gần nơi đặt máy càng tốt. Trước ổ cắm điện vào máy, bạn có thể lắp một công tắc tự động (CB) nếu có chức năng chống điện giật càng tốt, mỗi khi giặt hay giặt xong chỉ cần bật tắt công tắc là xong, vừa tiện lợi, vừa an toàn vì bạn không phải cầm vào dây cắm điện. Để tránh bị điện giật, cần nối dây nối đất cho máy đúng kỹ thuật. Rút phích cắm điện khi không sử dụng máy để các vi mạch điều khiển không bị hư hỏng do phải ngâm điện trong một thời gian dài.
Các loại máy cửa trước (ngang) thường có công suất tiêu thụ điện cao (công suất có thể lên đến trên 2kW/h, do có tính năng đun nóng nước giặt, sấy quần áo sau khi giặt). Vì vậy, phải kiểm tra để đảm bảo đường điện trong nhà có thể chịu được tải lớn nhất của máy, đồng thời chịu tải mọi thiết bị khác đang sử dụng.
Máy cửa trước thường có công suất tiêu thụ điện cao
 
Các máy thường có lưới chống chuột, nhưng bạn cần chú ý chống chuột chui vào máy qua đường ống xả nước. Sau khi hoàn thành chương trình giặt, nên treo ống xả lên để tránh chuột chui vào cắn phá dây điện và các thiết bị bên trong máy.